Văn phòng luật sư APEC: Đại diện ngoài tố tụng là gì?

0
4840

Đại diện ngoài tố tụng giúp bảo vệ quyền và lợi ích cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động… Vậy cụ thể đại diện ngoài tố tụng là gì, thời điểm đại diện ngoài tố tụng và người đại diện ngoài tố tụng có quyền, nghĩa vụ gì?

  1. Đại diện ngoài tố tụng là gì?

Theo Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý: Đại diện ngoài tố tụng là việc trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Và việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý.

Theo đó, khi đảm nhận việc đại diện ngoài tố tụng, luật sư, trợ giúp viên pháp lý sẽ thay mặt người được trợ giúp pháp lý để tham gia, thực hiện các hoạt động, giao dịch dân sự, thương mại, hành chính… với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

  1. Thời điểm đại diện ngoài tố tụng
  2. Thời điểm bắt đầu

– Khi việc đại diện theo pháp luật phát sinh.

– Khi việc đại diện theo ủy quyền được xác lập hợp pháp bằng Hợp đồng ủy quyền.

  1. Thời điểm chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Theo pháp luật quy định hoặc khi hết hạn.

– Khi công việc đã hoàn thành hoặc theo thỏa thuận.

– Khi một bên chết, mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi.

– Khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền đại diện ngoài tố tụng.

  1. Đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền

– Với hợp đồng có thù lao thì có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao và bồi thường thiệt hại nếu có.

– Với hợp đồng không có thù lao, cũng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, bên ủy quyền phải thông báo việc chấm dứt này cho bên thứ 3.

  1. Khi nào việc đại diện ngoài tố tụng được giải quyết?

Điều 40 Luật Trợ giúp pháp lý quy định về thời hạn giải quyết yêu cầu đại diện ngoài tố tụng như sau:

  1. Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý làm đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý. Việc cử người làm đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.
  2. Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, người đại diện có trách nhiệm sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.
  3. Người đại diện ngoài tố tụng có quyền và nghĩa vụ gì?

Người đại diện ngoài tố tụng sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:

  1. Một số quyền cơ bản của người đại diện ngoài tố tụng

– Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc ủy quyền.

– Chủ động thực hiện việc trợ giúp pháp lý trong phạm vi ủy quyền, được hưởng thù lao ủy quyền theo thỏa thuận và được thanh toán chi phí hợp lý.

  1. Một số nghĩa vụ của người đại diện ngoài tố tụng

– Bảo quản, giữ gìn tài liệu được giao, giữ bí mật các thông tin từ công việc ủy quyền.

– Thực hiện công việc được ủy quyền một cách tốt nhất và thường xuyên thông báo với bên ủy quyền.

– Bồi thường thiệt hại do lỗi trong quá trình đại diện ngoài tố tụng (nếu có).

– Giao lại tài sản phát sinh cho bên ủy quyền.

– Báo cho bên thứ 3 về thời gian và phạm vi được ủy quyền.

CHIA SẺ