Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

0
19895

Để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh, việc vay vốn ngân hàng là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nhưng thủ tục vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp thế nào và doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Luật APEC sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp những thắc mắc này.

  1. Doanh nghiệp chúng tôi đang có hướng xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản, nay muốn vay vốn để mở rộng, phát triển sản xuất. Vậy tôi muốn hỏi thủ tục vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp là thế nào?

Trả lời:

Khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị những hồ sau sau:

  1. Hồ sơ pháp lý:

– Giấy phép thành lập/ Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.

– Điều lệ công ty

– Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có)

– Giấy CMND và Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn (photo)

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

  1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (trong vòng 2 năm gần nhất).

– Hợp đồng mua hàng, bán hàng…

– Hợp đồng sử dụng lao động (nếu có)

  1. Phương án vay vốn:

– Phương án kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng

– Kế hoạch trả nợ Ngân hàng

  1. Tài sản đảm bảo tiền vay:

– Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất.

– Ô tô, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hoá: Hoá đơn, Hợp đồng mua bán

– Các chứng từ có giá: Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…

  1. Trước đây tôi và người bạn cùng mở một công ty cổ phần chuyên kinh doanh về hệ thống an ninh giám sát, nay tôi muốn tách ra thành lập công ty TNHH mới thì việc phân chia tài sản thực hiện thế nào?

Trả lời:

Trường hợp của bạn là tách doanh nghiệp, các vấn đề về chia tài sản sau khi tách doanh nghiệp được quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
  2. Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
  3. a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
  4. b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;
  5. c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
  6. Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.

 

  1. Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau:
  2. a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết;
  3. b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết tách công ty quy định tại điểm a khoản này.
  4. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

Với trường hợp của bạn muốn tách ra để thành lập công ty TNHH mới thì có thể thực hiện theo phương thức tách toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của bạn cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của bạn chuyển sang cho các công ty mới. Đồng thời, các khoản nợ của công ty cổ phần cũ sẽ do cả hai công ty liên đới chịu trách nhiệm.

  1. Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên, chuyên sản xuất mặt hàng may mặc, chủ đầu tư là một công ty của Bangladesh. Trên giấy chứng nhận đầu tư ghi là góp vốn bằng tiền mặt nhưng giờ chủ đầu tư mua máy móc bên nước ngoài gửi sang để góp vốn. Tôi muốn hỏi hình thức góp vốn như vậy có được không?

Trả lời:

Theo Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Điều 35, 36 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về tài sản góp vốn như sau:

  1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Theo quy định trên thì tài sản góp vốn là các tài sản có thể định giá bằng đồng Việt Nam cho nên máy móc có thể được dùng để làm tài sản góp vốn.

CHIA SẺ