Tư vấn tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của Văn phòng luật sư APEC Việt Nam.

0
1936

Điều 95. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.”

Văn phòng luật sư APEC chuyên tư vấn luật miễn phí uy tín tại Hà Nội.

2.     Mặt khách quan của tội phạm.
a)     Về hành vi: Có hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Trạng thái tinh thần bik kích động mạnh được hiểu là trạng thái tâm lý của người phạm tội đã không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế hành vi của bản thân do sự tác động bởi yếu tố khách quan đó là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Đây là dấu hiệu đặc trưng, là dấu hiệu bắt buộc của tội này.
b)    Dấu hiệu khác. Hành vi giết người nêu trên phải xuất phát từ nguyên nhân là nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với chính người phạm tội hoặc người thân thích (như vợ, con, ông, bà nội, ông, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác ruột, cha, mẹ …) của người đó. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng thông thường là hành vi xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người phạm tội hoặc của người thân thích của họ nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể.
Lưu ý:
–         Trường hợp tinh thần bị kích động mạnh nhưng không phải do hành vi trái pháp luật của nạn nhân hoặc do các nguyên nhân như dùng chất kích thích thì không cấu thành tội này mà người có hành vi giết người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người (qui định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự).
–         Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lập đi lập lại, sự kích động đó đã âm ỉ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được, nếu tách riêng sự kích động mới này thì không được coi là kích động mạnh, nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc thì được coi là mạnh hoặc là rất mạnh.
–         Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức phạm tội. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm thì hành vi chống trả gây chết người có thể được xem xét là trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
–         Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh (thí dụ: Hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu không giết người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết).
–         Đối với trường hợp người uống rượu hoặc chất kích thích mạnh khác mà bị say, nhân có hành vi trái pháp luật của người khác (hành vi này phải là không nghiêm trọng) mà thực hiện hành vi giết người, thì không được coi là trường hợp phạm tội do bị kích động mạnh. Phải tuỳ theo hoàn cảnh, tính chất và mức độ sai trái của hành vi do nạn nhân thực hiện cũng như những tình tiết khác của vụ án, mà xử về tội giết người.
–         Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có thể bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khách quan, toàn diện các mặt; thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc, mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội, trình độ văn hoá, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên, mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả trái pháp luật nghiêm của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.
3.     Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến tính mạng của người khác.
4.     Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
5.     Chủ thể
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tư vấn về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Liên hệ với chúng tôi – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ APEC VIỆT NAM,
Địa chỉ: Tầng 2, số 76 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0913 451 699

Chuyen van phong | chuyen nha tron goi | chuyen van phong tron goi