Tư vấn tội cưới giật tài sản của Văn phòng luật sư APEC Việt Nam

0
1256

Điều 136. Tội cướp giật tài sản:

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức.

b) Có tính chất chuyên nghiệp.

c) Tái phạm nguy hiểm.

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm.

đ) Hành hung để tẩu thoát.

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng:

Khái niệm:

Cướp giật tài sản: Được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

1. Mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội này thể hiện qua các dấu hiệu sau:

Có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Được hiểu là người phạm tội không cần thiết che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo bất ngờ và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.
Để thực hiện được hành vi này người phạm tội không sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp) cũng không đe doạ dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như trong tội cướp tài sản mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như trẻ em, người già, phụ nữ, … để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát.

Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt của tội phạm này là được thực hiện một cách bất ngờ và nhanh chóng (trong một khoảng thời gian rất ngắn, thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt) làm cho người bị hại không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại. Thông thường thì người phạm tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm (như dùng xe phân phối lớn để cướp giật …).

Lưu ý:

Đối tượng của hành vi cướp giật tài sản (tương tự như đối tượng của tội cướp tài sản). Tuy nhiên thông thường là nữ trang, tiền và các giấy tờ có giá trị như tiền, là những vật nhẹ, gọn, dễ lấy và cất giấu một cách dễ dàng.

Nhiều trường hợp phạm tội cũng sử dụng thủ đoạn tinh vi để tạo cơ sở mất cảnh giác của chủ sở hữu tài sản, người quản lý tài sản để thực hiện hành vi cướp giật.
Ví dụ: Giả vờ hỏi mua điện thoại di động, khi được chủ tài sản đưa cho xem đã nhanh chóng tẩu thoát cầm theo chiếc điện thoại.

–  Trường hợp người bị hại giữ, giằng giật lại tài sản khi bị cướp giật tài sản của mình, thì ngay lúc đó người có hành vi cướp giật sử dụng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng được tài sản đó. Trường hợp này là sự chuyển hoá tội phạm, từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản.

– Tính chất công khai ở tội này cũng là công khai về hành vi đối với người bị hại, người phạm tội có thể giấu mặt, lợi dụng ban đêm khi thực hiện hành vi cướp giật. Việc giấu mặt đó không ảnh hưởng đến tính công khai của hành vi cướp giật.

–  Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã giật được tài sản. Nếu không cướp giật được tài sản sản không phải do tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội, thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Định lượng tài sản chiếm đoạt không phải là yếu tố định tội àm chỉ là yếu tố định khung hình phạt.

2.     Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

3.  Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

4. Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Liên hệ tư vấn luật của Văn phòng luật sư APEC Việt Nam, 76, Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline 0913451699

 

CHIA SẺ