Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước

0
3324

BÌNH LUẬN
1.      Khái niệm
Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, được hiểu là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lí tài sản của Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lí tài sản thuộc trách nhiệm quản lí trực tiếp của mình làm mất mát, hư hỏng, lãng phí tài sản đó.
2.      Các yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước
2.1.Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
a)      Về hành vi: Có hành vi không thực hiện (không hành động) đầy đủ các biện pháp quản lí tài sản của Nhà nước thuộc trách nhiệm quản lí trực tiếp của mình.
Ví dụ: Thủ kho quên không khóa của khoddeer kẻ trộm vào lấy tài sản của Nhà nước.
Tài sản của Nhà nước bị mất mát, hư hỏng, lãng phí phải thuộc sự quản lí trực tiếp của người phạm tội như thủ kho, thủ quỹ hoặc người khác được giao nhiệm vụ quản lí trực tiếp tội phạm.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lí tài sản (hay không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình) với hậu quả là để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước.
Như vậy, trường hợp người có nhiệm vụ quản lí trực tiếp tài sản đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lí tài sản thuộc trách nhiệm quản lí trực tiếp của mình mà vẫn bị mất mát, hư hỏng, lãng phí do những nguyên nhân khách quan thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì không có mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nêu trên (ví dụ: thủ kho đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống cháy nổ nhưng vì nguyên nhân bị sét đánh kho vẫn bị cháy …)
Việc xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản Nhà nước của tội này được xác định là người phạm tội không chiếm đoạt tài sản mà chỉ làm mất, làm hỏng, gây lãng phí tài sản. Đặc điểm này cũng để phân biệt với một số tội có dấu hiệu đặc trưng gần giống với tội này (như tội tham ô, tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).
Nếu đối tượng bị thiệt hại cũng là tài sản nhưng là tài sản đặc biệt như vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hõ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 235 Bộ liaatj Hình sự).
Nếu người phạm tội có hành vi thiếu trách nhiệm nhưng thiệt hại trực tiếp không phải là tài sản, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ví dụ người có trách nhiệm quản lí người bị giam đã để người bị giam, giữ trốn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn (theo Điều 301 Bộ luật Hình sự).
–          Để mất mát: Được hiểu là để tài sản thoạt khỏi sự quản lí của người quản lí tài sản (như bỏ quên nên bị mất, giao nhầm mà không lấy lại được …)
–          Để hư hỏng: Được hiểu là làm cho tài sản bị mất một phần hoặc giảm giá trị, giá trị sử dụng (như để máy móc ngoài trời nhưng không che đậy dẫn đến hư hỏng).
–          Để lãng phí: Được hiểu là sử dụng thiếu tiết kiệm, bỏ mặc, để rơi vãi thất thoát tài sản của Nhà nước (ví dụ: như thủ kho gạo khí cân đong không cẩn thận để gạo rơi vãi thất thoát nhiều …) mà đáng lẽ có thể hạn chế được.
b)      Về giá trị tài sản.giá trị tài sản bị thiệt hại do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra phải từ năm mươi triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự  về tội phạm này.
2.2.Khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản cua Nhà nước.
Nhà nước không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng các tài sản mà giao hoặc cấp phát cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trực tiếp quản lí sử dụng theo quy định của pháp luật.
2.3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
2.4.Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là người được giao nhiệm vụ (tức là người có trách nhiệm) trực tiếp quản lí tài sản, có thể là người có chức vụ quyền hạn hoặc chỉ là nhân viên bình thường như thủ kho, thủ quỹ, lái xe.
Người có trách nhiệm quản lí gián tiếp đối với tài sản như kế toán, thủ trưởng đơn vị không phải là chủ thể của tội này.
3.      Về hình phạt
Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:
a)      Khung một (khoản 1)
Có mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây thiệt hại tài sản của Nhà nước có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.
b)      Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây thiệt hại tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
c)      Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây thiệt hại tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.
4.      Hình phạt bổ sung (khoản 4)
Ngoài việc chịu một trong các hình phạt chính nêu trển, tùy từng trường hợ phạm tội cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản  lí tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm.
Mời bạn liên hệ với Văn phòng Luật sư APEC Việt Nam để được tư vấn trực tiếp về “tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước”.
Hotline: 0913451699 – Luật sư Trần Khắc Thanh