Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam cần những điều kiện gì?

0
5180

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam, trình tự thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hay người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì thủ tục thế nào. Văn phòng Luật sư APEC sẽ giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp những vấn đề này.

  1. Sắp tới, tôi muốn đầu tư về lĩnh vực giáo dục vào Việt Nam, tôi muốn hỏi điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam thế nào?

Trả lời:

Theo Luật Đầu tư 2014, Nhà nước quy định điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam như sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty Việt Nam không hạn chế trừ các trường hợp như sau:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Với các quy định trên của nhà nước, ngoài việc ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhà nước còn đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư trong nước, việc này vừa thúc đẩy hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, vừa không tạo ra tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước.

  1. Chúng tôi là công ty phần mềm của Úc, nay muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì trình tự thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thế nào?

Trả lời:

  1. Điều kiện để thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

  1. a) Là doanh nghiệp được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi doanh nghiệp đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
  2. b) Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước sở tại của doanh nghiệp. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
  3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
  4. a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện(theo mẫu) do đại diện có thẩm quyền của công ty tại nước ngoài ký.
  5. b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của công ty nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi công ty nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của công ty nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm;
  6. c) Báo cáo tài chính có kiểm toán(phải qua kiểm toán độc lập) hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của công ty nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  7. d) Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân nước ngoài(nếu có).
  8. e) Bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân (nếu là người Việt Nam), hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người dự kiến đứng đầu VPĐD.
  9. g) Bản sao hợp đồng thuê địa điểm trụ sở VPĐD.
  10. h) Thư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thay mặt thương nhân nộp hồ sơ…

Nếu công ty bạn đủ thấy có đủ điều kiện như trên thì chuẩn bị hồ sơ yêu cầu theo hướng dẫn để thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

  1. Tôi là người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam. Hiện tại tôi muốn đầu tư kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam. Vậy với trường hợp của tôi phải áp dụng pháp luật Việt Nam hay pháp luật Hàn Quốc?

Trả lời:

Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2014 quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.

Điều 4 Luật đầu tư 2014 quy định về áp dụng Luật đầu tư, các luật có liên quan và điều ước quốc tế như sau:

  1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
  2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí.
  3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
  4. Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Với trường hợp của bạn:  

Bạn là người Hàn Quốc, có Quốc tịch Hàn Quốc, vì vậy thuộc đối lượng Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân. Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 4 Luật đầu 2014 nêu trên quy định đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài thì các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, bạn có thể thỏa thuận trong hợp đồng đầu tư việc lựa chọn pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật Hàn Quốc, các quy định của quốc tế… miễn là không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

CHIA SẺ