Khi nào nhà đầu tư nước ngoài được chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài?

0
5115

Những quy định pháp luật của pháp luật Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhất khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Văn phòng Luật sư APEC sẽ là người đồng hành tin cậy giúp doanh nghiệp giải đáp mọi thắc mắc và tìm được giải pháp hiệu quả nhất.

  1. Khi nào nhà đầu tư nước ngoài được chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài và được chuyển những loại tài sản nào?

Trả lời:

Theo Điều 9 Luật Đầu tư 2005, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển vốn, tài sản ra ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển những loại tài sản sau:

  1. a) Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
  2. b) Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;
  3. c) Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;
  4. d) Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

đ) Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Việc chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài được thực hiện như sau:

– Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

– Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.

– Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

  1. Doanh nghiệp của tôi kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử/kinh doanh mỹ phẩm online, trụ sở công ty ở Singapore. Nay chúng tôi muốn mở thành chi nhánh ở Hà Nội – Việt Nam thì thủ tục điều kiện cấp giấy phép và hồ sơ thành lập văn phòng đại diện thế nào?

Trả lời:

Về điều kiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài:

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

  1. Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
  2. Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.

Các trường hợp không cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài:

  1. Công ty nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu trên.
  2. Công ty nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Cơ quan cấp phép thành lập văn phòng đại diện công tư nước ngoài

– Cơ quan cấp phép thành lập, điều chỉnh, gia hạn giấy phép chi nhánh là Bộ công thương.

– Cơ quan cấp phép thành lập, điều chỉnh, gia hạn giấy phép VPĐD là Sở công thương nơi đặt trụ sở chính của VPĐD.

Về hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm,
  3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  4. Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế.
  5. Bản sao Chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đứng đầu văn phòng đại diện.
  6. Hợp đồng thuê nhà.
  7. Thư ủy quyền cho do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

Lưu ý: Các giấy tờ quy định tại điểm 2, 3, 4 phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự cửa Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  1. Tôi muốn biết thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là thế nào?

Trả lời:

Theo quy đinh của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi được thành lập, khi quá hạn dự án đầu tư cho phép, nhà đầu tư phải làm thủ tục Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư trong đó bao gồm gia hạn giấy chứng nhận đầu tư.

Thủ tục điều chỉnh gia hạn giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện như sau:

  1. Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
  2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi của:

+ Chủ sở hữu Công ty (đối với Công ty TNHH 1 thành viên)

+ Hội đồng thành viên Công ty (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)

+ Đại Hội đồng cổ đông (đối với Công ty Cổ phần)

+ Các Bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hoạt động dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh)

  1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư.
  2. Bản sửa đổi, bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký lại đồng thời với việc gia hạn thời gian hoạt động :

Doanh nghiệp phải nộp Dự thảo Điều lệ phù hợp loại hình doanh nghiệp dự định đăng ký.

Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014

  1. Bản giải trình lý do điều chỉnh và báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án.
  2. Báo cáo về thương nhân mua hàng nhập khẩu

– Số lượng hồ sơ nộp:

+03 bộ hồ sơ (đối với dự án thuộc loại đăng ký) ;

+05 bộ hồ sơ (đối với dự án thuộc loại thẩm tra) trong đó có 01 bộ gốc, được đóng thành từng quyển.

– Thời gian xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:

+ 15 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc diện đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

+ 30 – 45 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

CHIA SẺ