Tư vấn thừa kế của văn phòng luật sư APEC Việt Nam

0
1511

Tư vấn thừa kế, QUYỀN THỪA KẾ
Quyết định số 246/DS-GĐT ngày 24-10-2006 của Toà án dân sự Toà án nhân dân tối cao

NHẬN THẤY:
Cụ Tâm (chết năm 1951) và vợ là cụ Phước (chết năm 1961) có ba người con là bà An, bà Điền, bà Tỏ (ở Mỹ). Di sản của cụ Tâm và cụ Phước có ba căn nhà số 280/17, 280/19, 280/21; trong đó có căn nhà 280/17 và căn nhà 280/21 cho thuê.

Năm 1974, bà Điền bỏ tiền chuộc lại nhà 280/21. Năm 1989, bà An bỏ tiền chuộc lại nhà 280/21. Năm 1989, bà An bỏ tiền chuộc lại nhà 280/17, anh Hiếu (con bà Điền) đang quản lý nhà 280/17 và nhà 280/21. Trong quá trình quản lý, sử dụng nhà, bà An đã bỏ ra 4 lượng vàng và anh Hiếu bỏ ra 15 lượng để sửa nhà.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 99 ngày 12-9-1994, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xử:
·        Xác định di sản của cụ Tâm và cụ Phước là ba căn nhà, trừ chi phí đã bỏ ra để đòi nhà cho thuê, sửa chữa nhà, còn tổng giá trị di sản là 146 lượng 8 chỉ vàng 24K.
·        Diện thừa kế của cụ Tâm và cụ Phước là bà An, bà Điền, bà Tỏ; giá trị mỗi kỷ phần là 48 lượng, 9 chỉ, 3 phân 3 vàng 24K.
·        Giao nhà cho bà An sở hữu nhà 280/17, bà Điền sở hữu nhà 280/21; anh Hiếu quản lý nhà 280/21, được sở hữu nhà 280/19, và phải nộp Nhà nước phần chi cho bà Tỏ là 48 lượng 9 chỉ 3 phần 3 vàng 24K.
Sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực, anh Hiếu có đơn khiếu nại xin chỉ sử dụng nhà 280/19 như anh đang quản lý chứ không nhận sở hữu nhà.
Bà Tỏ có đơn đề ngày 4-5-1997 đề nghị giải quyết lại vụ án và xin giao căn nhà 280/19 (phần bà được hưởng thừa kế) cho anh Hiếu sở hữu.
Tại Quyết định kháng nghị số 156 ngày 5-09-1997, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án sơ thẩm nêu trên với nhận xét đề nghị của bà Tỏ là hợp pháp, cần được chấp nhận.
(…)

XÉT THẤY:
Ở thời điểm xét xử sơ thẩm, các đương sự không cung cấp được địa chỉ của bà Lê Thị Tỏ. Lẽ ra, kỷ phần mà bà Tỏ được hưởng phải giao cho đương sự khác quản lý. Bản án sơ thẩm giao cho anh Hiếu (không thuộc diện thừa kế) sở hữu 1 trong 3 căn nhà di sản và nộp giá trị kỷ phần bà Tỏ được hưởng cho Nhà nước là không đúng, không bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bà Tỏ. Nay theo quy định giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có quyền hưởng thừa kế nhà ở tại Việt Nam và còn có thể được chia hiện vật theo các điều kiện pháp luật quy định. Vì vậy, yêu cầu của bà Tỏ về việc xin chia thừa kế nhà ở cũng như việc cho phần di sản được chia là có cơ sở pháp luật.
Bởi các lẽ trên,
Căn cứ vào khoản 3, Điều 297 và khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004,

QUYẾT ĐỊNH:
Huỷ bản án sơ thẩm số 99 ngày 12-9-1994 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tranh chấp chia thừa kế giữa nguyên đơn Lê Thị An với bị đơn Đinh Trọng Hiếu:
Giao cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại vụ án trên theo đúng quy định của pháp luật

BÌNH LUẬN
· Nội dung tư vấn thừa kế. Khi đề cập đến quyền hưởng di sản của cá nhân thì chúng ta thường đặt ra hai câu hỏi:
Câu hỏi thứ nhất, ai được hưởng di sản? câu hỏi phần nào được giải đáp khi nghiên cứu về quyền thừa kế. Đối với câu hỏi này thì nội dung phụ thuộc vào từng nước và từng thời điểm. Ở Việt Nam chúng ta, những người được hưởng thừa kế đã có sự thay đổi giữa Bộ luật dân sự năm 1995 theo hướng tăng những người được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai và thứ ba

Câu hỏi thứ hai, khi một người được hưởng di sản thì nội dung quyền của họ cụ thể là gì? Thông thường khi quyền thừa kế được thừa nhận thì cá nhân được hưởng di sản, từ chối hưởng di sản. Khi được hưởng di sản thì họ yêu cầu chia di sản và được quyền hướng di sản bằng hiện vật, tức đứng tên sở hữu di sản chuyển nhượng. Tuy nhiên, đối với một số chủ thể và đối với một số tài sản, quyền thừa kế này không thực sự “vẹn toàn” như vừa nêu trên. Trường hợp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với di sản là nhà ở là một ví dụ. Hoàn cảnh của và Tỏ trong vụ việc đang nghiên cứu thuộc trường hợp này

Liên hệ Luật sư Trần Khắc Thanh, 0913451699  http://luatsutrankhacthanh.com