Tư vấn tội không tố giác tội phạm của Văn phòng Luật sư

0
1853

“Điều 22 Bộ luật hình sự, tội không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.”

Theo khoản 1 của điều luật thì không tố giác tội phạm được hiều là hành vi của một người đã biết rõ một tội phạm do người khác đang bị, đang thực hiện tuy không góp phần vào việc thực hiện tội phạm, nhưng không tố giác tội phạm đó.

Hành vi không tố giác tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và là một tội phạm vì nó gây ra khó khăn cho việc điều tra, phát hiện người phạm tội, đồng thời còn gây khó khăn cho việc ngăn chặn kịp thời thiệt hại xảy ra cũng như gây khó khăn cho việc tìm ra, xử lý người phạm tội. Tuy nhiên, người không tố giác tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trưởng hợp không tố giác những tội phạm được quy định tai Điều 313 Bộ luật hình sự.

Không tố giác tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bằng không hành động, thể hiện ở việc không báo với cơ quan Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền việc có hành vi đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm mà mình biết. Và như vậy người không tố giác tội phạm đã cố ý không hành động mặc dù biết việc không tố tác tội phạm này là một tội phạm.

  • Theo khoản 2 của điều luật thì: Nếu một người không tố giác tội phạm nhưng có quan hệ gia đình (quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng),  như: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội xâm pham an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 Bộ luật.
  • Lưu ý: Hành vi không tố giác chỉ được coi là tội phạm. Khi hành vi phải tố giác có đầy đủ yều tố cấu thành tội phạm mà người không tố giác phải biết rõ đây là hành vi tội phạm.

Ví dụ: A không biết rõ B đã bị xử lý hành chính về tội trộm cắp tài sản nên khi thấy B trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng A không tố giác B không phạm tội không tố giác tội phạm.

Liên hệ để được tư vấn Văn phòng luật sư APEC Việt Nam, 76, Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại 0913451699