“NỮ” HỌC SINH LỚP 11 DÙNG KẾ TỐNG TIỀN BỐ ĐẺ

0
1880

Phạm Thị Hồng Thắm học sinh lớp 11 của Trường PTTH Mê Linh,(Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội) có quan hệ chơi bời và yêu đương với Phạm Phương Anh học sinh lớp 11, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mê Linh. Vì không có tiền chơi bời và đi vào miền Nam cùng Anh nên Thắm dùng kế “viết giấy nhận nợ” để tống tiền bố đẻ của mình.

Thắm và Anh mặc dù được hai gia đình cho ăn học để không thua kém bạn bè nhưng do lười học, ham chơi, lại yêu đương khi còn là học sinh lớp 11 nên việc học bỏ bê và dẫn tới việc làm vi phạm pháp luật. Sau hai ngày, Thắm và Anh bỏ nhà ra đi, cắt đứt liên lạc với gia đình với ý đồ vào miền Nam để làm ăn và ở với nhau. Do chưa có tiền trả nợ nên cả hai thuê nhà nghỉ Hương Giang (Tiền Phong, Mê Linh) để nghỉ và tìm cách kiếm tiền để trả nợ và sau đó vào Nam. Trong lúc túng quấn (16/5/2011) Thắm bày mưu viết giấy vay nợ để tống tiền bố đẻ của mình ông Phạm Văn Anh.
Sau khi liên lạc và nhờ một người bạn nhận nợ không thành và cuối cùng được Nguyễn Văn Tỉnh (bạn học cùng trường) ra tay giúp đỡ bằng cách giới thiệu bạn mình cho Thắm và Anh. Sáng ngày 17/5/2011, Tỉnh đưa Anh và Thắm đền nhà Nguyễn Văn Sáng(Liễu Trì, Mê Linh), Sáng đã biết sự việc do Tỉnh đã trao đổi trước, bản than Sáng là đối tượng nghiện ma túy. Tại đây có thêm Nguyễn Phú Mạnh (bản của Tỉnh). Thắm nói với Mạnh và Sáng “bây giờ em muốn viết giấy vay nợ, em đưa cho các anh giúp em để em lấy tiền đi miền Nam”, Mạnh đồng ý. Thắm viết giấy vay Mạnh 30 triệu đồng từ ngày 14 đến16/5/2011. Thắm là người vay, Mạnh là người cho vay, Sáng là người làm chứng. Sau đó Mạnh bảo Thắm đưa CMTND cho Mạnh để làm tin và cho số điện thoại của bố đẻ Thắm để liên lạc. Hai bên thỏa thuận nếu Mạnh lấy được 30 triệu đồng thì Thắm cắt lại cho 2 triệu đồng.
Mạnh dùng điện thoại di động liên hệ với ông Anh, nội dung “con gái ông đang nợ cháu 30 triệu đồng, chú thu xếp trong ngày hôm nay phải trả cho cháu, nếu không cháu sẽ phải dùng cách của cháu” và yêu cầu ông không được báo Công an. Khi đó Thắm nói chuyện với bố đẻ “con đang nợ tiền anh ấy, bố cố gắng thu xếp cho con, con hứa sẽ không như thế nữa”. Ông Anh sợ con gái mình gặp chuyện chẳng lành nên cố gắng vay mượn để đưa tiền cho Mạnh. Khoảng 12h30’ ngày 17/5/2011 ông Hồng (em rể ông Anh) đến tại cổng đền Hai Bà Trưng, Mê Linh xem giấy vay nợ, CMTND của Thắm và đồng thời đưa cho Mạnh, Sáng 30 triệu đồng.
Sau khi giao tiền xong, Mạnh, Sáng bảo Thắm đang ở quán Cà phê thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh và đánh lạc hướng bằng cách đi Taxi lên hướng MêLinh Plaza. Tại đây, Mạnh đưa Sáng tập tiền bảo Sáng đếm lại được 15 triệu đồng. Sau đó Sáng đưa lại cho Anh 14,5 triệu đồng và nói chỉ nhận được 15 triệu đồng. Thắm bảo với Mạnh “sao thiếu nhiều thế, các anh lấy nốt cho em”. Mạnh tiếp tục điện thoại đòi thêm 15 triệu đồng  nữa. Hạn cho bốn ngày để chuẩn bị, nếu không đủ tiền thì sẽ không chịu trách nhiệm về Thắm. Sau khi có tiền cả Thắm – Anh xuống Hà Nội để bắt xe vào tỉnh Ninh Thuận. Khi đã “cao chạy xa bay” Anh còn bảo Mạnh tiếp tục lấy hết tiền từ bố đẻ mình.
Ngày 19/5/2011, Mạnh điện thoại cho ông Hồng yêu cầu thanh toán thêm 15 triệu đồng nữa thì mới cho gặp Thắm. Địa điểm, đền Hai Bà Trưng. Đến 12h cùng ngày, Mạnh đang nhận tiền từ ông Hồng thì bị công an huyện Mê Linh phối hợp với lực lượng công an xã Mê Linh bắt giữ quả tang.
Tại thời điểm phạm tội, hai bị can Anh và Thắm đều chưa đủ 18 tuổi, theo qui định tại khoản 2, Điềun 57 Bộ luật TTHS nên Đoàn luật sư TP Hà Nội phân công Luật sư Triệu Thúy Hường và Luật sư Đào Anh Dũng- Văn phòng Luật sư Hoàng Sơn tham gia bào chữa cho hai bị can.
Ngày 06/10/2011 Viện kiểm sát Nhân dân huyện Mê linh ra bản cáo trạng số 124 truy tố các bị can Phạm Phú Mạnh, Nguyễn Văn Sáng, Phạm Thị Hồng Thắm và  Phạm Phương Anh ra trước Tòa án nhân dân huyện Mê Linh để xét xử về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, Điều 135-BLHS; riêng Nguyễn Văn Sáng thêm tội “tang trữ trái phép chất ma túy” Điều 194-BLHS.
Qua vụ án này, đã rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các bậc cha, mẹ mải mê lo việc kiếm tiền mưu sinh mà không quan tâm đến đời sống tâm lý của con cái cũng như bồi dưỡng trong nhận thức cho các em những chuẩn mực đạo đức xã hội. Điều đó là vô cùng cần thiết vì sẽ tạo những nền tảng cơ bản về đạo đức, nhân cách và lối sống để các em trang bị những nền tảng cơ bản để tạo lập cuộc sống sau này, tránh để xảy ra sự việc đau lòng như hôm nay.