Xuân về trên Nậm Na

0
2030

Xuân đang về bên Nậm Na, những cành cây gầy guộc đang đua nhau trút hết những chiếc lá cuối cùng còn lại để đâm chồi nảy lộc mang trên mình màu áo mới trong tiết trời ấm áp của mùa xuân. Đã có những thời điểm Nậm Na bỗng trở nên “hung giữ” và “tàn bạo” cuốn đi bao nhiêu Km đường, nhà cửa, cây cối, cả những quả núi cứng đầu nhất kể từ khi xảy ra cuộc chiến tận thu vàng sa khoáng từ cuối năm 2004 cũng là bởi có nguyên nhân của nó. Tại thời điểm đó lần đầu tiên giữa lòng sông có nhiều cỗ máy khai thác vàng có gia trị hàng vài tỷ đồng đang ngày đêm rút ruột con sông để rồi các cỗ máy kia cào xới lên những đống đất giữa lòng sông làm cho dòng nước phải đổi hướng. Đây là “hệ lụy” của việc dòng nước cuốn đi bao nhiêu Km đường sá, cây cối và nhà cửa… để rồi thải ra những bao nhiêu tấn chất thải làm huỷ hoại môi trường nước tự nhiên. Lần đầu tiên xuất hiện một công trường sôi động giữa lòng Nậm Na như muốn “hủy diệt” dòng sông. Chất thơ mộng và môi trường sinh thái của Nậm Na từng đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Nậm Na biết mình đang mang trên mình một nhiệm vụ nặng nề và hiến dâng một phần thân thể của mình để phục vụ cho thủy điện lớn nhất Đông Nam á để mang ánh sáng đến cho mọi người dân trong cả nước nói chung và hợn 4000 người dân xã Chăn Nưa nói riêng.

Đến thời điểm cuối năm 2007, nguyên các lãnh đạo “chóp bu” xã Chăn Nưa đã rơi vào vòng “lao lý” bởi sự giận dữ của Nậm Na, thì ngay lúc đó cơn lốc tìm vàng dưới lòng Nậm Na bất hợp phát đã dừng lại. Các cán bộ chủ chốt của xã Chăn Nưa đã được thay thế bằng một bộ máy hành chính mới đúng với tâm nguyện của Nậm Na. Bí thư Đảng uỷ xã được điều động từ huyện lên, Xã đội Trưởng lên thay thế chủ tịch xã. Với bộ máy hoạt động mới của chính quyền địa phương xã Chăn Nưa, trong thời gian qua đã đạt được kết quả khả quan về mọi mặt kinh tế – xã hội của địa phương, đặc biệt là việc quản lý các tàu khai thác vàng trên địa bàn xã và công tác tái định cư phục vụ cho thuỷ điện Sơn La. Hiện tại trên địa bàn xã có 05 doanh nghiệp hoạt động khai thác vàng sa khoáng với 18 tàu vàng đang hoạt động hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách địa phương hàng năm. Công tác giải phóng mặt bằng tái định cư được đông đảo bà con hưởng ứng và nhanh chóng di chuyển đến nơi ở mới. Đến thời điểm này toàn xã có 239/276 hộ dân đã chuyển lên nơi ở mới ( đạt 86%). Hiện còn 37 hộ đang chuẩn bị di chuyển, chủ yếu là tại bản Tân Hưng và bản Chiềng Nưa 2. Hầu hết các hộ gia đình di chuyển đến nơi ở mới có cuộc sống ổn định và tốt hơn nơi ở cũ. Môi trường, giao thông và an ninh được đảm bảo. Theo chân ông Cao Xuân Páo – Phó Bí thư Đảng ủy xã về khu Tái định cư (TĐC) Trung Tâm xã thì một cảnh tượng hiện ra đẹp đẽ khang trang và sự giàu có của khu TĐC. Ông Điêu Văn Đẹn, 53 tuổi tại khu TĐC Trung Tâm tâm sự, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dân bản chúng tôi đã có một cuộc sống ổn định khi chuyển đến nơi ở mới. Bản làng có điện nước đầy đủ, những ngôi nhà sàn truyền thống được dựng ngay hàng thẳng lối, không ẩm thấp và người dân chúng tôi có ý thức vệ sinh môi trường hơn khi chưa chuyển đến nơi ở mới.

Xuân lại về trên Nậm Na, những cố máy khai thác vàng đang hoạt động hết công suất để tận thu hết tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho Nậm Na để rồi chính khúc sông chảy qua Chăn Nưa này thành một hồ chưa nước rộng lớn hứa hẹn tiềm năng về phát triển du lịch của địa phương.
Chúng ta cùng người dân xã Chăn Nưa đang chứng kiến những mùa xuân cuối cùng của sông Nậm Na chảy qua địa phận xã, những khoảnh khắc giao thời, sự biến đổi kỳ diệu của dòng sông, thổn thức trước thời khắc thành lòng hồ thuỷ điện góp phần hiện đại hoá đất nước. Để rồi Nậm Na hoà mình vào dòng chảy bất tận của sông Đà tráng lệ.

Bài, ảnh Ls Trần Khắc Thanh