Tư vấn tố tụng

0
2614

Khi tôi giao dịch với đối tác, tôi có lén ghi âm cuộc giao dịch này

Câu hỏi:
Câu 4: Khi tôi giao dịch với đối tác, tôi có lén ghi âm cuộc giao dịch này. Sau này nếu phải ra tòa tôi có thể sử dụng nội dung cuộc ghi âm này làm bằng chứng không?
Trả lời:
Điều 81 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

Theo Điều 82, Bộ luật Tố tụng dân sự: Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Đoạn ghi âm giữa bạn và đối tác được coi là chứng cứ nếu bạn xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm như biên bản làm việc giữa 2 bên (có đầy đủ chữ ký của 2 bên) cùng thời điểm ghi âm, đồng thời đối tác xác nhận giọng nói trong đoạn ghi âm là giọng của họ. Trường hợp không đáp ứng được điều kiện đó, băng ghi âm của bạn chỉ có giá trị tham khảo tại tòa.

Back to Index

Cho vay mà người đó không trả lãi và trả vốn

Câu hỏi:
Câu 3: Tôi cho người quen vay 100 triệu đồng với lãi suất 6%/tháng. Tuy nhiên, người đó không trả lãi và trả vốn cho tôi. Vậy tôi có thể làm đơn nhờ tòa án giải quyết được không?
Trả lời:
Với trường hợp của bạn, người vay tiền không trả lãi và vốn cho bạn như thỏa thuận thì bạn có thể kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết.
Tuy vậy, bạn cần lưu ý vấn đề lãi suất cho vay theo như Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
-Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
-Việc bạn cho vay với lãi suất 6%/tháng là cao nên khi tòa án thụ lý giải quyết thì sẽ điều chỉnh lại mức lãi suất cho hợp lý.
Back to Index

Chồng tôi vay nợ 200 triệu đồng nhưng không trả nợ được

Câu hỏi:
Câu 6: Chồng tôi vay nợ 200 triệu đồng nhưng không trả nợ được. Sau khi ly hôn, chồng tôi nói đây là khoản nợ chung và cả 2 người đều phải có trách nhiệm trả nợ. Vậy tôi có phải cùng trả nợ không?
Trả lời:
Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
Do đó, nếu số tiền vay mượn trên dùng để sửa chữa nhà cửa, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, chăm lo con cái thì dù bạn biết hay không biết việc vay nợ thì vẫn phải có trách nhiệm trả nợ sau ly hôn.
Back to Index

Tôi muốn ly hôn và giữ quyền nuôi con

Câu hỏi:
Câu 5: Tôi và vợ cưới nhau được gần 4 năm và có một con trai hơn 3 tuổi. Vợ tôi không chăm lo, không có trách nhiệm với gia đình. Nay tôi muốn ly hôn và giữ quyền nuôi con có được không?
Trả lời:
Theo Điều 91 của Luật Hôn nhân và Gia đình, bạn có quyền nộp đơn đến tòa án để đơn phương ly hôn. Trong trường hợp vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, theo quy định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.

Về vấn đề nuôi con sau ly hôn: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác; con đủ từ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Với trường hợp của bạn, con bạn đã trên 3 tuổi nên hai vợ chồng có thể thỏa thuận để giành quyền nuôi con. Bạn cần đưa ra chứng cứ chứng minh với tòa án rằng bạn có điều kiện tốt hơn vợ về mọi mặt để nuôi dạy con tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Back to Index

Chồng yêu cầu ly hôn khi vợ có thai

Câu hỏi:
Câu 4: Vợ chồng em kết hôn 1 năm, em có bầu 6 tháng. Nay chồng em yêu cầu ly hôn thì tòa có thụ lý đơn xin ly hôn không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 85, Luật Hôn nhân và Gia đình, trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Như vậy, trong trường hợp của bạn, tòa án sẽ không thụ lý đơn ly hôn của chồng bạn. Chồng bạn phải đợi đến khi bạn sinh con xong và con trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn.
Back to Index

Tôi muốn đơn phương xin ly hôn có được không?

Câu hỏi:
Câu 3: Tôi và chồng sống với nhau không hạnh phúc, anh ấy đã bỏ đi với người phụ nữ khác và tôi không biết anh ấy ở đâu. Nay tôi muốn đơn phương xin ly hôn có được không? Trong trường hợp chồng tôi vắng mặt thì tòa có tiến hành cho ly hôn không?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Do đó, chị có quyền đơn phương gửi đơn ly hôn tới tòa án.

Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của chồng, chị nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng chị cư trú, làm việc cuối cùng mà chị biết.
Khi nhận và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của chị, tòa án sẽ thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn.

Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Nếu tòa triệu tập đến lần thứ 2 mà chồng chị cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu chồng chị vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn.

Back to Index

Chồng đứng tên mua bán đất. khi ly hôn thì tòa sẽ giải quyết tài sản thế nào?

Câu hỏi:
Câu 2: Vợ chồng cưới nhau năm 2000, trong thời gian chung sống vợ chồng tôi có mua 1 mảnh đất nhưng mảnh đất này đều do chồng tôi đứng tên. Tôi muốn hỏi khi ly hôn thì tòa sẽ giải quyết tài sản thế nào?
Trả lời:
Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Điểm a Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, tuy nhiên có xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.
Khi chia tài sản, tòa án sẽ xem xét đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Back to Index

Chồng có được xin ly hôn khi vợ mang thai?

Câu hỏi:
Câu 1: Vợ chồng tôi mới kết hôn được 6 tháng, nay chúng tôi quyết định ly hôn. Tôi muốn hỏi cụ thể về thủ tục ly hôn và thời gian giải quyết là bao lâu?
Trả lời:
Khi bạn làm thủ tục ly hôn thì cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh của con (nếu có con chung), Giấy tờ chứng minh tài sản riêng/chung của vợ/chồng (nếu có); Giấy tờ về nhân thân của vợ/chồng như giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú.
Về thời hạn giải quyết: Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, nếu vụ án phức tạp thì có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa, nghĩa là 6 tháng.
Back to Index
CHIA SẺ