Tư vấn pháp lý

0
3018

Tranh chấp với nhau về phần đất đai

Câu hỏi:
Câu 2: Gia đình tôi và gia đình hàng xóm có tranh chấp với nhau về phần đất giữa hai nhà. Mới đây họ làm thủ tục xin cấp sổ đỏ và được công nhận cả phần đất này. Nay tôi muốn làm đơn khởi kiện thì cơ quan nào sẽ giải quyết vụ việc?
Trả lời:
Theo Điều 136 Luật Đất đai, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Nếu tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện.

Các giấy tờ về đất đai được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai bao gồm:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15-10-1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam DCCH, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho QSDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
– Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15-10-1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15-10-1993.
– Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật.
– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
– Giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

Back to Index

Cần chuẩn bị hồ sơ gì khi khởi kiện tranh chấp đất đai?

Câu hỏi:
Câu 1: Chị em tôi cùng sống trên căn nhà và phần đất do cha mẹ để lại. Nay giữa hai chị em có mâu thuẫn nên xảy ra tranh chấp đất đai và tôi muốn khởi kiện ra tòa án. Vậy tôi cần chuẩn bị hồ sơ gì và nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa như thế nào?
Trả lời:
Khi tiến hành khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa án, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và thực hiện việc nộp hồ sơ khởi kiện cho tòa án.
1. Chuẩn bị hồ sơ
+ Làm đơn khởi kiện, người khởi kiện phải ký vào đơn khởi kiện, đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
– Tên toà án nhận đơn khởi kiện.
– Tên, địa chỉ của người khởi kiện.
– Tên, địa chỉ của người bị kiện.
– Những vấn đề cụ thể yêu cầu toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.
– Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án
+ Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp: Giấy tờ về nguồn gốc đất đai, chứng cứ liên quan đến việc khởi kiện.

2. Nộp hồ sơ
–  Nộp trực tiếp tại toà án.
– Gửi đến toà án qua bưu điện: Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
– Nộp tạm ứng án phí để tòa án thụ lý vụ án: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án thì toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Back to Index

Không để lại di chúc thì tài sản để lại sẽ chia thế nào

Câu hỏi:
Câu 4: Nhà tôi có 2 anh em, anh tôi đã lấy vợ. Mẹ tôi đau yếu bệnh tật liên miên, nếu chẳng may mẹ tôi mất và không để lại di chúc thì tài sản mẹ tôi để lại sẽ chia thế nào, chị dâu tôi có được hưởng không?
Trả lời:
Theo Điều 676 Bộ luật Dân sự về người thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Nếu những người kể trên đều đã mất (hoặc không có) người được hưởng thừa kế di sản mẹ bạn để lại theo pháp luật sẽ là bạn và anh trai. Chị dâu bạn không được hưởng di sản do mẹ bạn để lại, trừ trường hợp mẹ bạn có di chúc để lại di sản cho con dâu.
Back to Index

Mảnh đất nhưng không có di chúc

Câu hỏi:
Câu 3: Năm 2007, mẹ tôi mất để lại 2 mảnh đất nhưng không có di chúc. Hiện anh tôi đang sử dụng mảnh đất này. Bây giờ tôi muốn khởi kiện yêu cầu anh tôi chia lại tài sản mẹ tôi để lại nhưng anh tôi nói đã quá 5 năm nên đã hết thời hiệu chia thừa kế. Anh tôi nói thế đúng hay sai?
Trả lời:
Điều 645 Bộ luật Dân sự quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau: 
– Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Với trường hợp của bạn, mẹ bạn mất năm 2007 nên thời hiệu khởi kiện về thừa kế là năm 2017. Do đó, bạn vẫn có quyền yêu cầu anh bạn chia di sản mẹ bạn để lại. Nếu không tự thỏa thuận được việc phân chia di sản, anh em bạn có thể nộp đến lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu chia di sản.
Back to Index

Bố mẹ mất thì phần tài sản của bố mẹ tôi được chia thế nào hay căn cứ vào di chúc anh tôi tự tạo ra

Câu hỏi:
Câu 2: Nhà tôi có 3 anh chị em. Năm 2008, bố tôi mất không để lại di chúc, người anh cả muốn chiếm hết tài sản của bố mẹ tôi nên tự tạo di chúc để mẹ tôi ký rồi đến xã công chứng. Nay mẹ tôi mất thì phần tài sản của bố mẹ tôi được chia thế nào hay căn cứ vào di chúc anh tôi tự tạo ra?
Trả lời:
1. Căn cứ Điều 675 Luật Dân sự 2005 thì trường hợp bố bạn mất mà không có di chúc thì tài sản của bố bạn để lại (gồm tài sản riêng của bố bạn và 1/2 tài sản chung của bố mẹ bạn) sẽ được chia theo pháp luật. Theo Điều 676 Luật Dân sự 2005, 3 anh chị em bạn và mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần tài sản bằng nhau.

2. Phần di sản mẹ bạn để lại (tài sản riêng của mẹ bạn, 1/2 tài sản chung của bố mẹ bạn, phần tài sản nhận được từ di sản bố bạn để lại) được giải quyết như sau:
– Nếu mẹ bạn lập di chúc và di chúc đáp ứng được các điều kiện sau thì di sản mẹ bạn để lại sẽ chia theo di chúc. Di chúc phải được lập thành văn bản có chứng thực hoặc công chứng.
+ Mẹ bạn minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc và không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điểm a, Khoản 1, Điều 652 Luật Dân sự 2005).
+ Nếu mẹ bạn không biết chữ và di chúc của mẹ bạn do người khác lập phải có ít nhất 2 người làm chứng, mẹ bạn phải điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng. (Điều 656 Luật Dân sự 2005).
Mọi người đều có thể làm di chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây (căn cứ Điều 654 Luật Dân sự 2005):
– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc
– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung của di chúc
– Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không đáp ứng được các điều kiện trên thì di sản của mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật, 3 anh chị em bạn thuộc hành thừa kế thứ nhất và nhận được phần di sản bằng nhau.

Back to Index

Quyền sửa lại di chúc đã lập

Câu hỏi:
Câu 1: Năm 2010 vợ chồng tôi cùng lập di chúc để lại căn nhà cho con gái út. Năm 2012, chồng tôi mất, tôi muốn trao quyền thừa kế căn nhà cho người con khác. Vậy lúc này tôi có quyền sửa lại di chúc đã lập với chồng tôi không?
Trả lời:
Theo Điều 664 Luật Dân sự:
1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Như vậy, bà có quyền sửa đổi lại di chúc đã lập với chồng nhưng chỉ trong phạm vi một nửa căn nhà, nửa căn nhà còn lại của chồng bà (đã mất) phải được phân chia theo ý nguyện của chồng bà đã ghi trong di chúc.

Back to Index
CHIA SẺ