Tư vấn Tội tham ô tài sản, Điều 278 Bộ luật Hình sự của Văn phòng Luật sư APEC Việt Nam.

0
4329

Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản.

1.  Mặt khách quan

a/ Về hành vi: Có hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.

Có nghĩa người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một loại phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: Thủ trưởng cơ quan yêu cầu nhân viên chở tài sản của cơ quan mình rồi chiếm đoạt luôn).

Người phạm tội phải có hành vi làm chủ tài sản (tức chủ thể đang quản lý hoặc chiếm hữu hợp pháp tài sản như cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước …) mất quyền quản lý hoặc chiếm hữu, sử dụng định đoạt đối với tài sản đó. Đồng thời tạo cho chính bản thân người có hành vi chiếm đoạt các quyền năng đối với tài sản đó một cách trái pháp luật (như các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản).

– Đối tượng chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức kinh tế của Nhà nước và tài sản đó còn nằm trong sự chiếm hữu, quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp của chính người phạm tội.

– Tài sản bị chiếm đoạt thuộc sự quản lý của người thực hiện hành vi chiếm đoạt. Có thể là người có trách nhiệm quản lý trực tiếp (như thủ kho, thủ quỹ…), cũng có thể là người có trách nhiệm quản lý gián tiếp (như kế toán trưởng, trưởng phòng hành chính, thủ trưởng đơn vị …).

Tài sản bị chiếm đoạt do hành vi tham ô chỉ có thể là:

– Tài sản là kinh phí hoạt động, là “công sản”, là các tài sản được nhà nước giao cho cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.

– Tài sản trong các doanh nghiệp Nhà nước (Theo Luật doanh nghiệp năm 2005) như: vốn do nhà nước đầu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định cảu pháp luật; vốn ngân sách Nhà nước, vốn tự tích luỹ đựơc bổ sung vào vốn Nhà nước, tài sản cố định, tài sản luu động, giá trị quyền sử dụn đất được tính vào vốn của công ty, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Tài sản trong các doanh nghiệp cổ phần, trong đó, tài sản Nhà nước góp vốn trong doanh nghiệp trên 50% và giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

b/ Các dấu hiệu khác:

Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên (được xác định là mức khởi điểm), hoặc tuy dưới hai triệu đồng nhưng phải thuộc một trong các trường hợp nêu dưới đây mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản:

– Gây hậu quả nghiêm trọng. Được hiểu là toàn bộ thiệt hại do hành vi chiếm đoạt gây ra (chứ không đơn thuần chỉ nhằm vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt). Bao gồm cả thiệt hại về vật chất (như chiếm đoạt tiền chi phí phòng chống bão lụt dẫn đến không thực hiện đúng kế hoạch phòng chống bão lụt nên bị thiệt hại về tài sản, có giá trị từ ba trăm triệu đồng tới dưới năm trăm triệu đồng) và các thiệt hại khác như gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội (ví dụ: chiếm đoạt tiền quỹ xây dựng nhà tình nghĩa …) hoặc gây chết người (chết một người được xem là gây hậu quả nghiêm trọng).

– Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. Được hiểu là đã bị xử lý một trong các hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức  về hành vi tham ô và chưa được công nhận hết thời hạn bị thi hành kỷ luật, nay lại có hành vi tham ô tiếp và bị phát hiện.

Lưu ý: trong trường hợp này người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về giá trị tài sản chiếm đoạt của hành vi chưa bị xử lý.

–  Đã bị kết án về một trong các tội sau: Nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, giả mạo trong công tác được quy định trong bộ luật hình sự 1999 nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Khách thể.

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của coq quan tổ chức nêu trên.

3. Mặt chủ quan.

Người phạm tội thực hiện tội tham ô tài sản với lỗi cố ý.

4. Chủ thể.

– Chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản bị chiếm đoạt.

– Chủ thể của tội tham ô chỉ là những người được quy định tại khoản 3, Điều 1 Luật phòng chống tham nhũng – Đó là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên viên -kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng công an nhân dân, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp, người được giao nhiệm vụ công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ công vụ đó.

– Đối với chủ thể là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp trên 50% và giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản trong doanh nghiệp đó thì cũng bị coi là phạm tội tham ô tài sản mặc dù tài sản bị chiếm đoạt có cả phần vốn không phải của Nhà nước.

Cần lưu ý: Nếu là người có chức vụ quyền hạn nhưng không phải là ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hay tổ chức kinh tế của nhà nước (như giữ các chức vụ trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.. ) thì không phải là chủ thể của tội tham ô.


Văn phòng luật sư APEC Việt Nam, Tư vấn tội tham ô tài sản tại địa chỉ, 76 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline 091 345 1699