Tư vấn tội làm nhục người khác

0
2906

BÌNH LUẬN
1.      Khái niệm
Làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
2.      Các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác
2.1.Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức sau:
–          Thể hiện bằng lời nói: Như sỉ nhục, thóa mạ chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… nhằm vào nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
–          Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi bỉ ổi (có hoặc khong kèm theo lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu riếu.
Đặc trưng của các hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.
Lưu ý:
–          Mức độ của các hành vi nêu trên phải là xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, nghĩa là hành vi nêu trên phải gây ra những ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại (như lột trần truồng người bị hại ở chỗ đông người, cạo đầu bôi vôi phụ nữ…) thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
–          Người phạm tội quy định ở khoản 1 chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. Nếu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm hình sự, người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ.
2.2.Khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
2.3.Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
2.4.Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kì người nào có nang lực trách nhiệm hình sự.
3.      Về hình phạt
Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
a)      Khung một (khoản 1)
Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
b)      Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ một năm đến ba năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
–          Phạm tội nhiều lần. Được hiểu là trường hợp có từ hai lần phạm tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác. Đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và còn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
–          Đối với nhiều người. Được hiểu là phạm tội đối với từ hai người bị hại trở lên.
–          Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Được hiểu là người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình (như một phương tiện) để thực hiện hành vi phạm tội.
–          Đối với người thi hành công vụ (tức người bị hại là người đang thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức giao).
–          Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bện cho mình.
4.      Hình phạt bổ sung
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Mời bạn liên hệ tới số điện thoại hotline của Văn phòng Luật sư APEC Việt Nam để được tư vấn trực tiếp về “tội làm nhục người khác – Điều 121 Bộ luật Hình sự”.
Hotline: 0913451699 – Luật sư Trần Khắc Thanh