Tư vấn mua nhà đất tại Hà Nội của Văn phòng luật sư

0
2671

Những việc cần làm trước khi xuống tiền đặt cọc mua nhà đất:
–         Xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất & sở hữu nhà(sổ đỏ)-Lưu ý đến sổ đỏ mang tên Hộ gia đình;
–         Xem Chứng minh thư của Chủ sử dụng + Hộ khẩu + Đăng ký kết hôn…;
–         Hỏi và nghe ngóng thông tin của các hộ gia đình có diện tích đất liền kề, tổ trưởng dân phố/trưởng thôn;
–         Trực tiếp đến Văn phòng Đăng ký Nhà & đất quận, huyện để thẩm tra sổ đỏ;
–         Liên hệ Luật sư hoặc Công chứng viên để được tư vấn.

Những tình huống bị lừa trong thực tế:
Một tháng trước, bà Hoàng Thu Trang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đăng báo cần bán ngôi nhà 3 tầng đang ở. Nhiều người đã tìm đến, đa phần hỏi bà nhà có sổ đỏ hay chưa, bà có phải chính chủ. Tuy nhiên, có một đôi nam nữ sau khi xem nhà tỏ vẻ thích thú, đề nghị cho xem các loại giấy tờ liên quan, nói mượn để đến văn phòng công chứng kiểm tra có phải thật hay không song bà Trang không đồng ý. “Tôi biết một số kẻ giả làm người mua nhà, lấy lý do mượn giấy tờ của chủ nhà để làm thủ tục sang tên, chứng thực,…rồi đem giấy tờ gốc làm giả nhằm thực hiện hành vi bất chính”, bà Trang nêu lý do từ chối.

Không chỉ có việc giả là người mua nhà thực hiện hành vi lừa đảo, nhiều tội phạm còn giả vờ là chủ nhà, nhờ người “đóng thế” vợ hoặc chồng ký các giấy tờ công chứng khi thực hiện việc mua bán. Theo kinh nghiệm của công chứng viên Nguyễn Văn Thắng, người mua nhà nên đến tận nơi để vừa thấy tận mắt tài sản, vừa xác minh được người giao dịch với mình có phải là chủ thật sự hay không.  Người mua có thể thăm dò thái độ, hỏi lại họ có muốn bán nhà không… bởi đã có trường hợp chồng lấy giấy chứng nhận rồi giấu vợ đem bán và để qua mặt công chứng viên thì thuê người đóng giả làm “vợ” để ký và làm các thủ tục có liên quan.

Theo một số văn phòng công chứng, ngay cả hợp đồng ủy quyền cũng có thể bị làm giả. Không ít trường hợp người cho vay tiền đang giữ bản chính giấy chủ quyền nhà, đất của người vay nên họ đã làm giả hợp đồng ủy quyền để bán nhà, đất của người vay. Có trường hợp người này chỉ ủy quyền cho người kia được thế chấp nhà nhưng người được ủy quyền tự chỉnh sửa, thêm thắt vào hợp đồng nội dung “được quyền bán nhà” hòng chiếm đoạt số tiền bán nhà.
Ông Võ Đình Hải (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, hiện tình trạng làm giấy tờ giả trong lĩnh vực ngân hàng, bán tài sản nhà đất, công chứng,… ngày càng tinh vi. Do vậy, người mua có thể liên hệ với các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xác minh thông tin pháp lý của nhà, đất cần giao dịch như nhà, đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao… Bên cạnh đó, người mua nên trực tiếp đến giao dịch với chủ nhà, kiểm tra thông tin bằng cách hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố…để lấy thêm thông tin về người chủ. Với cách này, người mua tránh được giấy tờ giả lẫn người giả.

Với những trường hợp mua nhà, đất bằng các hợp đồng ủy quyền, người mua có thể liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để xác định hợp đồng đó có hợp pháp hay không rồi mới giao dịch. Khi giao dịch mua bán nhà đất, chủ nhà nên hạn chế cho người khác tiếp xúc với bản chính giấy tờ nhà, đất để tránh bị đánh tráo.

Ngày 10/9 vừa qua, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao TP HCM tuyên phạt Dương Ngọc Phượng, ở Bình Dương 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo bản án, từ tháng 10/2007 đến tháng 9/2009, Phượng cho một số cá nhân vay tiền hoặc nhận làm dịch vụ giấy tờ nhà đất để giữ giấy tờ nhà. Sau đó, Phượng lừa người vay tiền ký tên, lăn tay vào giấy vay nợ nhưng thật ra là hợp đồng mua bán nhà. Tiếp đó, Phượng nhờ người đóng giả chủ nhà đến Phòng công chứng ký hợp đồng bán nhà. Tổng cộng Phượng đã làm giả trót lọt 6 bộ hồ sơ bán nhà của những người vay tiền rồi dùng giấy tờ của những căn nhà trên thế chấp vay tiền ngân hàng, chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng.

Liên hệ: Văn phòng Luật sư APEC Việt Nam, Hotline 0913451699