Người nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo hình thức nào?

0
7301

Hiện nay, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được thay thế bằng Luật Đầu tư ban hành năm 2005. Theo đó, các trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam sẽ được áp dụng theo những quy định của Luật Đầu tư thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất.
Hỏi: Bạn tôi là người Hàn Quốc và muốn đầu tư vào Việt Nam. Vậy theo luật pháp Việt Nam thì anh ấy có thể đầu tư theo những hình thức nào?
Trả lời:
Theo quy định tại chương IV Luật Đầu tư thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo các hình thức sau:
1. Đầu tư trực tiếp
a) Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
b) Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
c) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
d) Đầu tư phát triển kinh doanh: Mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
e) Góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại các công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
2. Đầu tư gián tiếp
a) Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
b) Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán.
c) Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Hỏi: Hiện nay, tôi muốn mở một doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì nhựa tại Việt Nam. Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất thì thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?
Trả lời:
Điều 45 Luật Đầu tư 2005 quy định thủ tục đăng ký đầu tư dự án có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
1. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Văn bản về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này, bao gồm:
– Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
– Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
– Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
– Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
– Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
4. Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
3. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ.
Hỏi: Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo quy định tại điều 52 Luật Đầu tư thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất: Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá 70 năm. Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Hỏi: Tôi muốn biết nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tạm ngừng dự án, bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư trong những trường hợp nào?
Trả lời:
Điều 63 Luật Đầu tư 2005 quy định:
1. Nhà đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải thông báo với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được xác nhận làm cơ sở cho việc xem xét miễn, giảm tiền thuê đất trong thời hạn tạm ngừng dự án.
2. Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau 12 tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
Hỏi: Doanh nghiệp của tôi là doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác và muốn đầu tư vào Việt Nam. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất, lĩnh vực nào được ưu đãi đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp của tôi có được hưởng ưu đãi không?
Trả lời:
Luật Đầu tư 2005 đã thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất. Theo đó, điều 27 Luật Đầu tư quy định các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư gồm:
1. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.
2. Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
3. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
4. Sử dụng nhiều lao động.
5. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn.
6. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.
7. Phát triển ngành, nghề truyền thống.
8. Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.
Như vậy doanh nghiệp của bạn muốn đầu tư vào Việt Nam về sản xuất các sản phẩm cơ khi chính xác thuộc lĩnh vực công nghệ cao nên thuộc diện lĩnh vực được ưu đãi đầu tư.