Tư vấn Hợp đồng thương mại quốc tế

0
3106

Trong thực tiễn, căn cứ vào đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế có thể tạm phân chia hợp đồng thương mại quốc tế thành bốn nhóm cơ bản sau đây:
–         Thứ nhất: Hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hoá. Loại này là loại hợp đồng chủ yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, bao gồm:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá,
+ Hợp đồng trao đổi hàng hoá, ví dụ, thương nhân Việt Nam có thể đổi gạo lấy phân bón, đổi gạo lấy sắt thép với thương nhân của Liên Bang Nga.
+ Mua bán thông qua đấu thầu, đấu giá.
Trong hệ thống các hợp đồng thương mại quốc tế thì có thể nói rằng, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chiếm vị trí trung tâm. Có một lúc nào đó mua bán hàng hoá quốc tế là hình thức thương mại duy nhất giữa các quốc gia hiện nay và hiện nay hình thức này vẫn là hình thức giao dịch chủ yếu, phổ biến được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại quốc tế, ví dụ khối lượng thương mại hàng hoá chỉ của các thành viên WTO năm 1996 là 6.000 tỷ dollar  Hoa Kỳ, vì vậy số lượng hợp đồng mau bán hàng hoá quốc tế được ký kết nhiều nhất.
Ngoài ra, các loại hợp đồng thương mại quốc tế khác hoặc là trực tiếp gắn liền với hoạt động mua bán (như hợp đồng vận chuyển hàng hoá; bảo hiểm hàng hoá; thanh toán …) hoặc là một loại hình của hoạt động mua bán ( như hợp đồng chuyển giao công nghệ; hợp đồng cung cấp dịch vụ; hợp đồng đặc quyền thương mại) hoặc là trong một mức độ nào đó có như những yếu tố của hợp đồng mua bán.
Chính vì  có vai trò quan trọng như vậy nên hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế dành cho một sự chú ý, quan tâm đặc biệt khi tiến hành hoạt động hệ thống hoá, pháp điển hoá các quy phạm thương mại quốc tế, kết quả là các quy phạm dùng để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng được áp dụng dưới hình thức tương tự hoá pháp luật để điều chỉnh các loại hợp đồng thương mại quốc tế khác. Vì vậy trong các văn bản pháp lý của Luật thương mại quốc tế xây dựng khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được coi là cơ sở để xây dựng các khái niệm của các hợp đồng thương mại quốc tế khác nói chung.
–         Thứ hai, các loại hợp đồng liên quan đến hoạt động cung cấp các loại dịch vụ khác nhau (hợp đồng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ). Lĩnh vực thương mại dịch vụ ở Việt Nam chúng ta hiện nay phát triển còn ở mức độ hết sức khiêm tốn, điều này cũng có thể thấy được qua việc Luật thương mại năm 2005 quy định các hành vi thương mại liên quan đến việc cung cấp các loại dịch vụ khác nhau. Trong hoạt động thương mại quốc tế có những loại hình dịch vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hoá cũng như phát triển kinh doanh thương mại nói chung nhưng chưa được Pháp luật Việt Nam điều chỉnh, ví dụ, các loại hình dịch vụ tài chính. Tuy nhiên cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ từng bước có hiệu lực và sau khi Việt Nam gia nhập WTO loại hình dịch vụ này sẽ không thể thiếu được trong hoạt động thương mại của nước ta.
Trong thương mại quốc tế, hợp đồng liên quan đến thương mại dịch vụ có các loại cơ bản sau:
+ Hợp dồng vân tải hàng hoá;
+ Hợp đồng bảo hiểm;
+ Hợp đồng gia công sản phẩm;
+ Hợp đồng thuê tài chính;
+ Hợp đồng bao thanh toán;
+ Bảo lãnh ngân hàng ..
–         Thứ ba, các loại hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước ngoài. Hoạt động thương mại quốc tế là lĩnh vực tương đối mới không chỉ với Việt Nam mà còn trong thương mại quốc tế. Hoạt động thương mại này liên quan đến một cách hữu cơ với pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ, pháp luật chống cạnh tranh.
Loại hợp đồng này chủ yếu có các loại sau:
+ Hợp đồng đại diện thương mại;
+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ;
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại.
–         Thứ tư, các hợp đồng thương mại quốc tế trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài. Ví dụ, hợp đồng đại diện thương mại.
Trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và trong hoạt động thương mại nước ta nói riêng, có một số loại hợp đồng liên quan đến cả thương mại hàng hoá và cả thương mại sở hữu trí tuệ, ví dụ, hợp đồng độc quyền phân phối.

Tư vấn hợp đồng thương mại quốc tế. Liên hệ:
Văn phòng luật sư APEC Việt Nam; địa chỉ: Tầng 2, số 76 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0466 705 333, hotline: 0913 451 699.