Tư vấn vốn của công ty

0
1992

Về quy mô của vốn thì trong CTCP nó rộng hơn TNHH 2 thành viên trở lên, chính vì cần vốn nhiều nên người ta lập CTCP hay chuyển từ TNHH 2 thành viên trở lên lên CTCP. Ở đây, chúng ta sẽ chú ý nhiều đến vốn của CTCP. Thực ra, tính chất vốn ở hai loại công ty này giống nhau; chỉ khác nhau ở chỗ chuyển nhượng khó hay dễ và có ít hay nhiều hình thức để gọi vốn mà thôi. Trong công trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên việc chuyển nhượng vốn khó hơn vì phải được sự đồng ý của các thành viên khác trong công ty. Ở CTCP việc chuyển nhượng dễ dàng, vì như thế mới thu hút được nhiều người. Về các hình thức để gọi vốn thì CTCP có nhiều hình thức hơn.

Các tính chất của vốn:

Nói về các tính chất của vốn đối với công ty, theo luật pháp của các nước phát triển mà LDN ta chấp nhận, hay có vẻ như là chấp nhận, thì vốn của doanh nghiệp có hai tính chất: (i) về mặt pháp lý, vốn là số tiền để đảm bảo cho việc công ty trả nợ; (ii) về mặt kinh tế, vốn là phương diện kinh doanh. Hai tính chất này của vốn được pháp luật đối xử khác nhau
Để trả nợ, vốn bị giới hạn chặt chẽ, công ty sử dụng nó phải tuân theo một số quy định. Nhưng để là phương tiện kinh doanh, luật cho công ty được rộng tay sử dụng nó. Công ty có thể thu nó vào mình, rồi trả nó ra, tăng nó lên, giảm nó xuống, đảo nợ … tuỳ theo nhu cầu kinh doanh, miễn sao lời lãi và đừng bị phá sản. Ta có thể hình dung vốn của công ty như một quả nhãn đã bóc vỏ. Cái hột của quả nhãn là phần vốn dùng để đảm bảo trả nợ; phần thịt của quả nhãn là vốn đi vay, lãi chưa chia, quỹ dự trữ … Trong kinh doanh, phần thịt của quả nhãn có thể nở lên rất to như nhãn tiêu vậy nhưng cái hột vẫn không đổi. Khi nói đến tính chất pháp lý của vốn là ta xem xét cái hột; lúc nói đến khía cạnh kinh doanh là bàn về phần thịt. Phần thịt có thể rất lớn nhờ việc sử dụng các loại cổ phiếu và trái phiếu

Quan niệm về vốn của Công ty ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, vào thời kỳ kinh tế bao cấp, vốn của các xí nghiệp quốc doanh do Nhà nước cấp, của hợp tác xã do nhà nước góp một phần. Vốn không được phân biệt theo tính chất pháp lý, tính trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn cũng không được xem xét trong khía cạnh chi phí phải trả để có vốn. Vì vậy, vốn được hiểu và gọi theo cách thức nó được đưa cho người cần tiền. Thí dụ vốn ngân sách, vốn vay ngân hàng, vốn tự có, vốn huy động. Thứ nữa, trong nền kinh tế bao cấp, không có việc trả chậm hay ứng trước nên không có thành phần “vốn do uy tín”. Khả năng phình lên của vốn hầu như không có. Không xác định được tư cách chủ nợ hay con nợ của người cầm đồng tiền, vốn lại ít biến đổi nên phương thức quản lý vốn được áp dụng đúng chế độ, chính sách không. Từ đó, một quan niệm tương thích về đồng vốn và sử dụng vốn đã hình thành. Chúng ta chỉ biết lãi đơn mà không biết đến lãi kép, cũng không phân biệt vốn theo thời gian sử dụng, khiến tạo nên những lãi suất khác nhau và do đó không biết sử dụng vốn cho phù hợp với khả năng tạo ra tiền mặt của dự án; không ít người cứ dùng vốn ngắn hạn cho các sự án dài hạn, tạo ra tiền mặt chậm nên lâm vào cảnh thiếu vốn triền miên. Tóm lại, vì coi vốn như là số tiền người khác đưa cho mình nên đã có một thời chúng ta không quan tâm đến việc doanh nghiệp có trả nợ được hay không, và cũng vì thế mà không có những tiêu chuẩn tài chính để đánh giá các doanh nghiệp.

Sang thời kỳ kinh tế mở của – từ năm 1990 – khu vực tư nhân được thiết lập và nó kế thừa những quan niệm cùng những cách gọi tên các loại vốn. Luật công ty năm đó đề ra vốn pháp định cho mọi ngành nghề và coi đấy như là một điều kiện để kinh doanh. Chúng ta thực sự coi vốn là một phương tiện kinh doanh, hiểu theo nghĩa không có vốn thì chỉ có đi lừa người khác. Do đó, khi thành lập công ty, vốn phải được bỏ vào tài khoản tại một ngân hàng, để ngân hàng cấp cho một giấy xác nhận hoàn tất thủ tục thành lập. Quy định chặt chẽ này nhằm tránh những hậu quả đã thấy gây ra bởi các xí nghiệp đời sống, không có đồng vốn nào, chỉ độc con dấu, nhưng lại đi ký kết hợp đồng với nhiều nơi và gây thiệt hại cho nhiều người. Vì thế, khi luật công ty ra đời, vốn được coi là phương tiện kinh doanh nhằm ngăn chặn người gian đứng ra kinh doanh.

Tuy coi vốn là phương tiện kinh doanh, nhưng trong luật cũng như thực tế lại không tạo điều kiện cho đồng vốn chu du và sinh sôi nẩy nở; trái lại chỉ muốn nó nằm yên ở đâu đó, để đảm bảo khả năng trả nợ. Thật vậy, không ít người đã đề nghị chính phủ cần buộc các doanh nghiệp khi ra đời phải ký quỹ ngân hàng cho một số tiền tương đương với quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng trả nợ. Nghĩa là người ta chưa kinh doanh thì đã sợ họ lừa. chúng ta chỉ chú ý đến sự an toàn của con nợ mà không chú ý đến tính sinh lời đẻ lãi của vốn để trả nợ
Từ LDN năm 200o trở đi, vốn đã được quan niệm khác trước, điều này chứng tỏ qua việc bãi bỏ vốn pháp định. Ngoài một số nhỏ ngành nghề buộc phải có vốn pháp định vì sự an toàn của chúng đối với sinh hoạt xã hội, những người thành lập công ty nay không còn bị buộc phải có một số vốn nhất định bỏ vào tài khoản thì mới được lập doanh nghiệp, mà họ chỉ phải khai báo rằng công ty của mình sẽ có bao nhiêu vốn. Có bốn lý do đã được trình lên quốc hội để giải thích việc tại sao vốn pháp định được bãi bỏ.

  • Một là, quy định về vốn pháp định rất hình thức, không phát huy được hiệu lực trong việc ngăn chặn chuyện làm ăn phi pháp, lừa đảo … Những nhà kinh doanh không nghiêm chỉnh vẫn có thể dễ dàng lách qua các quy định về vốn pháp định
  • Hai là, quy định về vốn như thế đã cản trở những người có sáng kiến kinh doanh nhưng không có đủ vốn theo luật định.
  • Ba là, nó tạo ra cơ hội cho một số cán bộ nhà nước sách nhiễu nhân dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hiện tượng tham nhũng và cửa quyền phát triển
  • Bốn là, trong các loại vốn thì vốn thuộc sở hữu mới là một trong các điều kiện đảm bảo lợi ích cho chủ nợ và sự an toàn của hệ thống tài chính quốc gia.

Công tác quản lý của nhà nước về vốn của doanh nghiệp nên tập trung vào việc theo dõi biến động về vốn của chủ sở hữu và mối tương quan của nó với vốn vay trong tổng số vốn kinh doanh. Cách làm ở đây là nâng cao vai trò của kế toán, buộc phái nộp báo cáo tài chính kịp thời, nâng cao năng lực cán bộ và công chức phụ trách quản lý.
Thực sự, quản lý vốn của các doanh nghiệp ở đâu người ta cũng làm, chỉ khác nhau là giao cho ai. Ở các nước phát triển, việc quản lý được giao cho người có lợi ích khi giao dịch với doanh nghiệp. Người này, vì phải bảo vệ quyền lợi của mình nên đương nhiên phải có kiến thức về kinh doanh, về kế toán để thẩm định trước khi giao dịch. Sau khi giao dịch mà bị thiệt hại do vi phạm, do lừa đảo, họ sẽ nhờ toà án là cách quản lý hữu hiệu nhất đối với vốn của một doanh nghiệp. Chúng ta cũng từ từ theo cách họ làm, nếu chính phủ mà đứng ra quản lý vốn của doanh nghiệp thì sẽ không có đủ người để làm, chưa kể đến những chuyện khác.

Văn phòng luật sư APEC Việt Nam nhận tư vấn luật miến phí ! Hotline: SĐT: 091 345 1699.